TÌM HIỂU NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta không thể
thiếu ngành điện công nghiệp, phát triển ngành này sẽ giúp đất nước trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xã hội phát triển kèm theo nhu
cầu sử dụng diện tăng cao, mạng lưới điện và các doanh nghiệp trong lĩnh vực
điện công nghiệp cũng tăng nhanh. Do đó các bạn trẻ học cao đẳng điện công
nghiệp sẽ có nhiều cơ hội khi theo học ngành này.
Ngành Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Kỹ sư Điện Công Nghiệp nghiệp thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tải điện ổn định trên toàn hệ thống. Kỹ sư Điện Công Nghiệp còn thực hiện đấu nối để đưa điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản xuất, vận hành các máy điện cộng nghiệp và các hệ thống sử dụng điện khác.
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐẠT
ĐƯỢC SAU TỐT NGHIỆP
Ngành điện công nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn về nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp. Từ những kiến thức cơ bản đó, người học được tích lũy các kiến thức chuyên ngành để thực hiện thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải điện, phân phối điện, đưa điện đến đơn vị sử dụng. Kiến thức để xây dựng hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy đảm bảo an toàn, chi phí thấp, chất lượng cao. Và để đảm bảo người kỹ sư có thể thiết kế, thi công tốt các hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy, kiến thức về các máy móc sử dụng điện công nghiệp không thể thiếu trong chương trình đào tạo.
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp cao
đẳng điện công nghiệp cơ hội việc làm của bạn sẽ rộng mở. Bạn có thể làm các
công việc liên quan tới xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống sản xuất điện.
xây dựng và vận hành hệ thống lưới điện phân phối điện công nghiệp hoạt động ổn
định, an toàn; xây dựng hệ thống điện đưa điện công nghiệp vào trong sản xuất.
Một số đặc trưng cụ thể của kỹ sư điện công nghiệp:
– Tính toán, thiết kế,
sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong
hệ thống và tiết kiệm năng lượng;
– Sửa chữa, vận hành và
kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện ba pha, máy điện một pha, máy điện
một chiều và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng
– Phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện. Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp.