Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng ngành nghề của Gen Z
Sở dĩ xu hướng ngành nghề của Gen Z có những chuyển biến quá mạnh mẽ là vì Gen Z chịu sự tác động của nhiều nhân tố trong suốt quá trình phát triển của bản thân:
1. Sự phát triển của công nghệ
Trước đây săn việc làm phải xem quảng cáo trên báo hoặc nhờ người quen giới thiệu, còn với Gen Z ngày nay, tìm kiếm cơ hội việc làm trở nên dễ dàng hơn rất nhiều thông qua các trang tuyển dụng trực tuyến. Do đó, xu hướng ngành nghề của Gen Z không hướng đến sự gắn kết lâu dài, không đề cao sự chịu đựng hay đối mặt với áp lực để duy trì công việc.
2. Lĩnh vực nghề nghiệp đa dạng
Nhu cầu xã hội phát triển, rất nhiều ngành nghề mới ra đời, Gen Z lại là thế hệ trẻ, nắm bắt nhanh những cơ hội nghề nghiệp tiềm năng nên Gen Z không ngại từ bỏ chuyên môn đã được đào tạo dài hạn, chuyển sang học một chuyên môn mới vì họ tin chuyển đổi càng nhanh, cơ hội thành công sẽ càng cao, tốt hơn là mãi miệt mài ở chuyên môn sắp bảo hòa với nhiều đối thủ cạnh tranh.
3. Nền tảng kiếm tiền phong phú
Nền tảng trực tuyến giúp Gen Z tiếp cận nhiều phương thức kiếm tiền mới như làm việc từ xa, livestream bán hàng trên mạng xã hội, trở thành Freelancer tự do không gian thời gian làm việc… nên xu hướng ngành nghề luôn hướng Gen Z đến sự tự do, không ép bản thân phải gồng gánh áp lực, miệt mài 10 – 12 tiếng mỗi ngày ở công sở như thế hệ cha mẹ, ông bà.
4. Điều kiện kinh tế gia đình
Kinh tế xã hội phát triển tạo nên những nền tảng tài chính tốt cho Gen Z. Dù những nền tảng này không hẳn do Gen làm ra, mà có thể do ông bà, cha mẹ dày công xây dựng, nhưng tựu chung lại, rất nhiều Gen Z không phải đối mặt gánh nặng cơm áo gạo tiền. Họ có cơ hội thử sức và sàng lọc nghề nghiệp tốt nhất, phù hợp năng lực, sở thích, đam mê, và vì vậy, họ sẵn sàng chuyển việc khi thấy không phù hợp